Với tính linh hoạt cao, dễ dàng sử dụng và lập trình, khả năng thay thế và sửa chữa đơn giản, tủ điện PLC đang ngày càng trở nên phổ biến trong các ứng dụng công nghiệp. Thiết bị này được xem như bộ não của hệ thống máy móc và trang thiết bị, điều chỉnh và kiểm soát mọi hoạt động và quy trình theo các lệnh được lập trình trước. Để hiểu rõ hơn về tủ điện PLC, hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của Vankhinen-THP.
Tủ điện PLC là gì?
Tủ điện PLC là viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển có khả năng lập trình, cho phép thực hiện các thuật toán điều khiển logic một cách linh hoạt thông qua ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình PLC để tự động hóa một chuỗi các sự kiện, kích hoạt thông qua các tín hiệu đầu vào hoặc các hoạt động có độ trễ như thời gian cố định hoặc sự kiện được đếm. Thay vì sử dụng mạch relay (rơ le) như trước đây, PLC hoạt động dựa trên việc quét trạng thái của các đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào, đầu ra sẽ được điều chỉnh tương ứng. PLC thường sử dụng ngôn ngữ lập trình như Ladder Logic hoặc State Logic.
Hiện nay, có nhiều hãng sản xuất tủ điện PLC uy tín như INVT, Allen-Bradley, Omron, Honeywell… PLC là một tủ điện được lập trình bằng phần mềm PLC để tự động điều khiển các máy công nghiệp theo yêu cầu của quy trình sản xuất. Nhân viên có thể vận hành và giám sát hệ thống thông qua màn hình cảm ứng.
Tủ điện PLC thường được áp dụng trong hệ thống điện, điều khiển các băng tải trong dây chuyền sản xuất như băng tải sản xuất gạch men, thùng carton, sữa và nhiều ứng dụng công nghiệp khác. Chúng thường được lắp đặt tại khu vực điều khiển của các công trình công nghiệp và nhà máy để điều khiển và tự động hóa quy trình sản xuất. Sử dụng tủ điều khiển PLC giúp nâng cao năng suất máy và giảm tải lao động trong các môi trường công nghiệp.
Chức năng của tủ điện PLC
Tủ điện PLC có một số chức năng cơ bản sau:
Công tắc điều khiển (On/Off): Chức năng này cho phép điều khiển việc bật/tắt các thiết bị như máy bơm, động cơ hoặc mô tơ, đảm bảo các thiết bị hoạt động theo ý muốn.
Điều khiển bộ đếm (Counter): Chức năng này giúp đếm số lần hoạt động của một thiết bị hoặc quá trình cụ thể.
Điều khiển thời gian (Timer): Cho phép lập lịch và kiểm soát hoạt động theo thời gian, bao gồm cả việc mở/đóng cửa theo thời gian và chạy theo thứ tự định sẵn.
Điều khiển biến tần (PID): Chức năng này cung cấp khả năng điều khiển chính xác và linh hoạt, thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như xử lý nước, xử lý nước thải và điều khiển động cơ.
Ngoài ra, tủ điện PLC có thể kết nối với hệ thống SCADA để giám sát và điều khiển các thiết bị như máy bơm, động cơ. Tính năng này đặc biệt hữu ích trong các ngành công nghiệp đòi hỏi kiểm soát tự động an toàn, như ngành hóa chất nguy hiểm hoặc khai thác mỏ.
Ứng dụng trong thực tiễn của tủ điện PLC
Tủ điện PLC thường lắp đặt tại các vị trí quan trọng trong môi trường công nghiệp và nhà máy.
Tủ điện PLC là giải pháp cho quá trình điều khiển và quản lý trong sản xuất. Chúng có khả năng lập trình, kết nối các tín hiệu từ cảm biến và tín hiệu thủ công, đồng thời thực hiện điều khiển, giám sát và lưu trữ dữ liệu. Bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến như Mitsubishi, Siemens, Omron… thiết bị này mang lại hiệu suất tối ưu trong quá trình kiểm soát hệ thống.
Tủ điều khiển PLC kết nối với hệ thống máy tính và phần mềm điều khiển giám sát từ xa, cung cấp thông tin trực quan và báo lỗi từ xa, giúp quản lý và vận hành hệ thống dễ dàng và hiệu quả hơn.
Trên đây là một số thông tin về tủ điện PLC. Vankhinen-THP hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho Quý Vị. Nếu có câu hỏi nào, xin vui lòng để lại bình luận ở dưới, chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.